Logo-02

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

VIỆN CHÍNH SÁCH KINH TẾ VÀ KINH DOANH 

(INSTITUTE FOR BUSINESS AND ECONOMICS POLICY – IBEP)

Logo-02

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

VIỆN CHÍNH SÁCH KINH TẾ VÀ KINH DOANH 

(INSTITUTE FOR BUSINESS AND ECONOMICS POLICY – IBEP)

Quảng Ngãi: Xây dựng chương trình phát triển kinh tế xã hội đến năm 2030

UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có buổi làm việc với Nhóm nghiên cứu của trường Đại học Tôn Đức Thắng về việc xây dựng Kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2020 – 2030.

Theo đại diện lãnh đạo Trường Đại học Tôn Đức Thắng đã trình bày phương án Kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2020- 2030 do Nhóm nghiên cứu của Trường xây dựng. Nội dung đề cương phác thảo có 10 phần chính điển hình như: Giới thiệu về bối cảnh kinh tế thế giới, đất nước và tỉnh Quảng Ngãi; Thực trạng phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh thời kỳ 2000 – 2018 và kế hoạch phát triển giai đoạn 2020- 2030; Dự báo các biến ngẫu nhiên, khả năng thành công và một số đề xuất đảm bảo thực hiện kế hoạch thành công…

Toàn cảnh thành phố Quảng Ngãi

Phát biểu tại buổi làm việc,ông Lê Viết Chữ cho biết: “Kế hoạch được xây dựng phải dựa vào yếu tố khách quan, xuất phát từ thực tiễn của địa phương. Nhóm nghiên cứu phải đặt ra được nhiều câu hỏi, tạo áp lực cho địa phương trong việc phải trả lời các nội dung nhóm nghiên cứu đặt ra; chủ động cày xới các dữ liệu tỉnh đã có, chưa có để địa phương cung cấp. Trường hợp còn phân vân về thông tin, dữ liệu, Nhóm cầnmạnh dạn đề xuất tổ chức hội thảo để có sự tranh luận, phản biện đối với các dữ liệu thu thập được nhằm đảm bảo tính chính xác, chất lượng của dữ liệu”.

“Lãnh đạo tỉnh rất mong sẽ nhận được những đánh giá khách quan về thực trạng kinh tế- xã hội của tỉnh, đánh giá kinh tế- xã hội của Quảng Ngãi đang đứng ở đâu so với cả nước,tỉnh mạnh ở điểm nào, yếu ở điểm nào… để tránh tình trạng chủ quan trong đánh giá thực trạng. Sau khi có sự thống nhất cách làm giữa nhóm nghiên cứu và các ngành, địa phương của tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ làm đầu mối tổng hợp, cung cấp thông tin và trao đổi giữa các bên”.- ông Chữ nói thêm

Ông Đặng Ngọc Dũng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng đã yêu cầu các sở, ngành, các huyện, thành phố phối hợp nhịp nhàng và cử cán bộ chuyên trách phối hợp xuyên suốt đối với nhóm nghiên cứu và Sở Kế hoạch và Đầu tư. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối trong việc tiếp nhận, xâu chuỗi, cung cấp thông tin, dữ liệu trao đổi giữa Nhóm nghiên cứu với các Sở, ngành, địa phương.

Đối với Nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Tôn Đức Thắng, ông Dũng đề xuất cần linh hoạt trong việc sử dụng các công cụ internet, điện thoại để trao đổi thông tin, công việc, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các thành viên Nhóm nghiên cứu hoàn thành công việc.

Nguồn: Báo Công Thương

Chuyên mục